Những năm qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội mà nhiều hộ dân ở huyện Phụng Hiệp đã có thêm điều kiện để tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Thấy cây mía không mang lại hiệu quả, năm 2019 anh Trương Văn Vững ở ấp Long Phụng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp quyết định chuyển 1ha đất trồng mía sang trồng mít Thái. Do ít vốn không đủ tiền mua cây giống, thấy anh chí thú làm ăn Tổ tiết kiệm vay vốn Hội nông dân xã đã hướng dẫn anh vay vốn 40 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện. Với số vốn trong tay anh mua gần 1.500 cây mít Thái, phần còn dư anh mua thêm máy bơm nước, phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ cần cù chăm sóc, 2 năm qua vụ mít nào anh cũng lợi nhuận gần 100 triệu đồng. Anh Trương Văn Vững, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp nói:“Vay bên ngân hàng chính sách xã hội tiện lợi hơn nhiều, mình dễ đóng lãi và cũng dễ trả nợ gốc hơn nữa, còn mình vay tiền nóng bên ngoài lãi suất cao rồi mình trả hông nổi đâu. Tội trồng được một ngàn rưỡi cây mít Thái, năm đầu thu hoạch 14 , 15 tấn, năm hai cây ít trái được khoảng 9 tấn, năm nay cũng chừng 8, 9 tấn, bình quân bán hết trừ hết chi phí, mỗi năm lợi nhuận gần 100 triệu đồng. Tết năm nay mừng vì hết dịch Covid-19, còn vui là gia đình tôi có được cuộc sống ổn định hơn, tất cả điều nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện ”.
Ảnh, anh Vững (thứ hai bìa trái) kinh tế gia đình ổn định nhờ nguồn vốn vay từ Ngan hàng chính sách xã hội
Nhờ các chương trình cho vay vốn thoát nghèo, vốn giải quyết việc làm hay vốn phát triển kinh tế từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện, nhiều hộ gia đình ở huyện Phụng Hiệp đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Tiêu biểu như Câu lạc bộ Thanh niên trồng khóm MD2, được thành lập hồi tháng 3 năm 2021, với 8 thành viên, diện tích sản xuất 4ha. Để tạo điều kiện cho các thành viên phát triển cây khóm trên vùng đất phèn ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật, cách làm hay để các thành viên nâng cao năng suất, chất lượng trái khóm thì xã Đoàn Phương Bình còn đứng ra hỗ trợ cho các thành viên vay vốn 380 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để mua khóm giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Ngoài ra, tận dụng phần mương trống các anh trồng thêm sen, bông súng đỏ kết hợp với nuôi ốc, cá đồng nên thu nhập vì thế cũng tăng lên đáng kể. Anh Nguyễn Duy Quang, thành viên câu lạc bộ Thanh niên trồng khóm MD2, ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp cho biết:“Nhờ nhà nước cho vay vốn toi mạnh dạng chuyển đổi vườn cây kém hiệu quả sang trồng khóm MD2, kết hợp nuôi cá và trồng bông sung với ao, mấy năm liền khóm có giá cộng thêm trúng mùa nên người dân chúng tôi ở đây ai nấy đều phấn khởi. Bên cạnh đó các anh em trong tổ còn giúp nhau cùng phát triển,chia sẽ kinh nghiệm trong chăm sóc khóm nên trung bình mỗi năm sau khi trừ hết chi phí mỗi anh em cũng còn lời được gần một trăm triệu đồng, từ đó giúp các thành viên trong tổ ai cũng điều thoát nghèo,ổn định cuộc sống”.
Thông qua các Tổ vay vốn tiết kiệm nhiều hộ gia đình đã tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế gia đình. Theo thống kê kể từ đầu năm đến 30/11/2022, tổng dư nợ cho vay ủy thác thông 4 tổ chức chính trị xã hội đạt gần 678 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 99% dư nợ tại đơn vị. Trong đó, Hội Nông dân dư nợ đạt gần 242 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35,7% dư nợ; Hội Phụ nữ dư nợ đạt 230 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 34% dư nợ; Hội Cựu chiến binh dư nợ đạt trên 142 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 21% dư nợ; Đoàn thanh niên dư nợ đạt trên 63 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9,3% dư nợ. Ông Lê Thanh Sơn, tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn ấp Long Phụng A, xã Hiệp Hưng cho biết:“Khi hộ dân cần vay vốn thì chúng tôi bình xét, đồng thời thẩm định từng hộ, khi vay thì được cán bộ ngân hàng, chính quyền địa phương triển khai nên trách nhiệm của bà con khi đến hạn đóng lãi đúng kỳ và đồng thời vận động họ gửi tiết kiệm, từ đó trách nhiệm của tổ vay vốn luôn hoàn thành với ngân hàng, cùng với bà con. Trong tổ năm nay không có nợ xấu bà con ai nấy đều phấn khởi đón xuân“.
„
Ảnh giải ngân vốn vay cho nguồi dân xã Hiệp Hưng
Toàn huyện hiện có 461 tổ tiết kiệm vay vốn, trong đó có 373 tổ xếp loại tốt; 59 tổ loại khá; 29 tổ xếp loại trung bình, đặc biệt năm nay không có tổ xếp loại yếu, dư nợ bình quân 1 tỷ 450 triệu đồng/tổ, tập trung vào một số chương trình tín dụng chính sách như: cho vay hộ nghèo tăng gần 26 đồng; cho vay hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm tăng trên 21 tỷ; cho vay nước sạch vệ sinh môi trường tăng trên 16 tỷ; cho vay hộ cận nghèo tăng trên 12 tỷ và cho vay xuất khẩu lao động tăng trên 3 tỷ đồng…Góp phần cùng với huyện hỗ trợ cho khoảng 1.160 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện xuống còn 7,86%. Bà Đỗ Thị Ngọc Bích – Phó giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Phụng Hiệp cho biết thêm:“Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách, Ngân hàng CSXH huyện cùng với các ban, ngành, đoàn thể triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để các đối tượng này được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ một cách nhanh nhất. Song song đó, đối với hộ được vay vốn đều có bình xét các phương án cho vay ở địa phương có quy định, kế hoạch rõ ràng. Một phần nữa là nguồn vốn tích lũy, từ việc ngân hàng thu lãi hàng tháng và gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, một số trường hợp bà con gặp khó khăn có thể dùng tiền gửi để trả nợ hoặc trả lãi”.
Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình chính sách trên địa bàn huyện Phụng Hiệp có thêm điểm tựa phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Theo ghi nhận, trong năm 2022 toàn huyện giảm 1.160 hộ nghèo, xuống còn 4.000 hộ nghèo, chiếm 7,87% và 2.748 hộ cận nghèo, chiếm 5,41%./.
Phạm Công Thảo – Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Phụng Hiệp